Bệnh giãn tĩnh mạch chân theo thống kê của các bệnh viện lớn trên toàn thế giới đang là căn bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh gia tăng không ngừng. Cơ chế hình thành bệnh là do sự tổn thương và hư hại của các van trong lòng tĩnh mạch khi phải chịu các áp lực lớn và lâu, khiến cho dòng máu chảy ngược chiều so với tuần hoàn của nó. Thay vì máu được bơm từ bàn chân lên tim như đúng tuần hoàn thì máu lưu thông theo chiều ngược lại và làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Bệnh giãn tĩnh mạch chân theo thống kê của các bệnh viện lớn trên toàn thế giới đang là căn bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh gia tăng không ngừng. Cơ chế hình thành bệnh là do sự tổn thương và hư hại của các van trong lòng tĩnh mạch khi phải chịu các áp lực lớn và lâu, khiến cho dòng máu chảy ngược chiều so với tuần hoàn của nó. Thay vì máu được bơm từ bàn chân lên tim như đúng tuần hoàn thì máu lưu thông theo chiều ngược lại và làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Một hệ lụy xảy ra khi các tĩnh mạch bị giãn là sẽ kéo theo các van tĩnh mạch bị tổn thương và làm cho tình trạng hở các van thêm nặng thêm, khiến dòng máu chảy ngược càng mạnh hơn so với bình thường. Hậu quả là áp lực trong các tĩnh mạch tăng mạnh gây nên tình trạng viêm, sưng tĩnh mạch và có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: chảy máu, loét chân...
► Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến của suy giãn tĩnh mạch chân
Việc phát hiện sớm bệnh để có các biện pháp chữa trị kịp thời là điều rất quan trọng, chính vì vậy mà cần phải nắm bắt và hiểu rõ các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân để kịp thời ứng phó và có kế hoạch điều trị tốt nhất. Các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân có thể xảy ra bao gồm:
- Chân đau nhức hoặc cảm thấy nặng nề, ngứa chân, mỏi chân, đau chân, nặng chân đặc biệt sau khi đứng hoặc ngồi lâu
- Tĩnh mạch xanh và phình ra gây sưng và phù chân dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối
- Da khô và ngứa, màu sắc da sẽ bị đổi, khác với màu da thường, đen sậm hơn, da mỏng hơn
- Lở loét và nhiễm trùng mô mềm (viêm mô tế bào) có thể xảy ra gần mắt cá chân
- Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lời khuyên: Đối với nhiều người, bệnh giãn tĩnh mạch chủ yếu là một vấn đề thẩm mỹ. Nhưng đối với người khác, bệnh gây ra các triệu chứng và các vấn đề nghiêm trọng. Nếu bạn lo lắng về tình trạng bệnh của mình hoặc tự chữa trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện kiểm tra.
► Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân là do khi chịu các áp lực lớn, dòng máu sẽ không được lưu thông một cách tuần hoàn, dẫn đến các van tĩnh mạch bị yếu đi và không thể ngăn máu tích tụ. Bệnh không lây nhiễm hoặc thừa hưởng nhưng có di truyền trong gia đình. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân được khoa học liệt kê như sau:
- Tuổi tác: nguy cơ bị giãn tĩnh mạch tăng dần theo tuổi của bạn do các mạch máu và van điều tiết máu trong mạch dần dần bị thoái hóa
- Giới tính: phụ nữ đang trải qua sự thay đổi hormone do mang thai, điều trị bằng liệu pháp thay hormone và dùng thuốc tránh thai. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mãn kinh
- Tiền sử gia đình: trong gia đình bạn từng có người bị giãn tĩnh mạch
- Đứng hoặc ngồi nhiều trong thời gian dài.
- Béo phì: huyết áp cao và xơ vữa mạch máu do bị thừa cân sẽ khiến bạn không chỉ bị giãn tĩnh mạch mà còn tăg nguy cơ nhiều bệnh tim mạch khác
► Cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Cách điều trị giãn tĩnh mạch chân có ba phương pháp chủ yếu là:
- Mang vớ y khoa dành cho bệnh giãn tĩnh mạch
- Liệu pháp xơ hóa: bác sĩ tiêm dung dịch làm cứng vào tĩnh mạch bị giãn, dung dịch khiến cho tĩnh mạch suy sụp và điều chỉnh lưu thông máu sang các tĩnh mạch khác khỏe hơn
- Phẫu thuật: phẫu thuật cho giãn tĩnh mạch thường là ca phẫu thuật nhỏ (tiểu phẫu). Các mạch máu sẽ được lấy ra hoặc thắt lại để ngưng cung cấp máu, có nhiều cách thực hiện phẫu thuật như phẫu thuật laser, cắt đốt trị liệu, phẫu thuật nội soi và các thủ thuật khác.
► Lời khuyên tốt cho người bị giãn tĩnh mạch chân
- Tập thể dục (đi bộ) đều đặn và giảm cân
- Nâng chân lên cao khi ngồi và tránh đứng một chỗ trong thời gian dài
- Mang vớ y tế mỗi ngày
- Gọi cho bác sĩ nếu giãn tĩnh mạch gây đau đớn, bạn bị hư da, lở loét hoặc nếu bạn bị chảy máu từ tĩnh mạch bị giãn
- Đi khám bác sĩ nếu gần tĩnh mạch bị giãn có chỗ u nóng và đau khi chạm và đó có thể là một huyết khối nguy hiểm (viêm tĩnh mạch).
Miền Trung: Thôn Cửu Lợi Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Nhơn, Bình Định.
Miền Tây: Ngã tư Đồng Tâm, xã Tam Hiệp, Châu Thành, Tiền Giang.
ĐT: 0984 135 269 - Email: yenman@yenman.vn
Copyright © 2009 YENMAN.
All Rights Reserved.